Một chiếc rèm cửa xinh xắn sẽ tạo dáng cho ngôi nhà của bạn, bạn muốn tự trang trí rèm cửa cho căn phòng nhà mình. Việc bạn có ý tưởng tự đi mua vải về may rèm để thể hiện gu thẩm mỹ của mình và tự thể hiện được tinh thần tài hoa của đôi bàn tay. Sau đây remcuasotot.com xin giới thiệu cách may rèm vải kiểu xếp ly. Đối với các kiểu rèm Ô rê, Roman xếp lớp, … xin mời tham khảo các bài viết về các loại rèm đó của chúng tôi.
Rèm vải kiểu xếp ly thường được sử dụng làm lớp trong của rèm vải hai lớp, hoặc làm ngăn cách giường ngủ với phòng ngủ, hoặc dùng ngăn cách giữa các không gian phòng, hoặc dùng ngăn cách không gian giữa các giường trong các tiệm spa, hoặc là được may làm phông nhung hội trường, ….

Hướng dẫn may rèm xếp ly
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải với mẫu mã đa dạng và phong phú, từ gấm, cotton, nhung, tơ tằm, lụa, voan, vải tổng hơp, … Hiện nay vải may rèm được bán rất phổ biến ở các chợ hoặc tại các cửa hàng rèm cửa. Khổ vải thông dụng hiện nay cao 2.8m nhưng khi ta may gập mí thì chỉ làm được rèm tối đa có chiều cao 2.7m; việc muốn sử dụng cho chiếc rèm có chiều cao lớn hơn thì ta phải nối vải.
Xem thêm: rèm cửa sổ đẹp, rèm phòng ngủ đẹp, rèm cửa phòng khách đẹp, ….
Để biết diện tích vải cần mua ta phải biết cách đo rèm. Remcuasotot.com lấy vị dụ may rèm cho cửa sổ có kích thước rộng 1m * cao 1.5m.
Chiều rộng rèm nên phủ rộng hơn cửa mỗi bên 15cm, vậy ta có chiều rộng rèm thành phẩm là 1.30m. Độ chun của rèm vải xếp ly thông thường 2.5 là đẹp. Ta có chiều rộng vải cần mua = 1.3m * hệ số chun 2.5 + chiều rộng để gập mí hai bên khoảng 0.06m = 3.31m rộng vải
Chiều cao rèm nên cách mặt nền nhà tầm 2cm đến 3cm, cao hơn mặt trên cửa sổ tầm 20cm nhưng nên càng làm cao để tận dụng hết khổ vải 2.8m thì càng đẹp miễn sao không đụng trần nhà. Remcuasotot.com lấy ví dụ chiều cao rèm tầm 2.5m. Muốn may được rèm cao 2.5m ta cần thêm 3cm may gấp mí phí trên và 10cm may gấp mí phía dưới. Vậy chiều cao vải cần dùng = 2.5m + 0.03m + 0.1m = 2.63m cao vải.

Cách may rèm xếp ly
Phụ kiện mua kèm vải may rèm bao gồm: Dải băng màu trắng loại rộng 10cm để may ép mí trên mép vải tạo độ ổn định cho rèm, chiều dài dải băng bằng chiều dài vải may rèm, ở đây chiều dài vải may rèm là 3.31m thì ta nên mua 3.5m dải băng. Móc sắt hình chữ S, loại này hỏi mua tại nơi bán vải thì chủ cửa hàng sẽ giới thiệu cho bạn, móc sắt này có cấu tạo dích dắc hình chữ S, một đầu nhọn để móc vào ly rèm, một đầu bằng để móc vào con lăn thanh treo rèm. Thanh treo rèm bằng hợp kim nhôm chịu lực có các con lăn phía trong thanh, chiều dài thanh bằng chiều rộng rèm may hoàn thiện, ở đây là 1.3m, số lượng con lăn nằm trong thanh tầm 13 con là thoải mái. Loại rèm vải may kiểu chiết ly chúng tôi giới thiệu ở đây là loại phổ biến hiện nay dùng móc sắt hình chữ S, remcuasotot.com không giới thiệu các loại như móc sắt chữ M như ngày xưa hoặc các loại đã cũ xưa.
Xem thêm: rèm cuốn chống nắng, rèm roman giá rẻ, rèm lá dọc văn phòng,…
Sau khi đo đạc kích thước cửa sổ và tính toán được diện tích vải cần mua ta bắt tay vào công đoạn may rèm. Dụng cụ cần đến bao gồm máy may, bàn là hơi nước, thước đo, phấn thợ may hoặc bút chì, …
Thứ nhất ta dùng bàn là hơi nước là trước vải cho phẳng, với vải may rèm thường to rộng thì ta nên là vải giữa nền nhà cho dễ dàng.
Thứ hai ta may gập mí hai bên rèm. Bề rộng gập mí một bên tầm 2 cm là đẹp, để gập được 2 cm, ta cần giấu mí vào trong 1cm cho thẩm mỹ, nên dùng bàn là hơi nước là trước hoặc dùng gim kẹp mí vải để may mí cho thẳng và được dễ dàng. Đưa đầu mí vào máy may và chạy một đường dọc theo mí thế là xong.
Thứ bata may gập mí phía trên và mí phí dưới rèm.
May mí phí trên ta dùng phụ kiện dải băng màu trắng rộng 10cm để ép vào mí vải, ta nên gập 1cm mép vải trên vào trong dải băng cho thẩm mỹ. Dùng máy may chạy hai đường chỉ dọc theo hai mép dải băng màu trắng, đường chỉ chạy cách mép ngoài dải băng tầm 5mm là đẹp.
May mí dưới rộng tầm 9cm là vừa, ta cũng gập mép dưới vải vào 1cm rồi mới gập mí 9cm cho thẩm mỹ. Ta cũng dùng bàn là hơi nước là trước mí cho định hình để may chỉ cho thẳng đẹp. Dùng máy may chạy một đường chỉ dọc theo mép trên mí dưới.

Tự may rèm vải xếp ly
Thứ tư ta chia chiều rộng của ly rèm và khoảng cách giữa các ly. Chiều rộng vải còn lại sau khi may mí hai bên là 3.31m – 0.06m = 3.25m.
Với rèm xếp ly kiểu hiện đại thì thường làm 1m chiều rộng rèm tầm 8 ly. Ở đây rèm của ta rộng 1.3m thì làm 11 ly. Như vậy ta tính được khoảng cách giữa các ly rèm = 130cm/11= 12cm.
Bây giờ ta tính chiều rộng của vải cần để xếp được một ly. Đầu tiên ta trừ đầu vải khoảng 15cm để cho một ly đầu tiên. Vậy chiều rộng vải còn lại = 3.25m – 0.15m = 3.10m. Tổng chiều dài của “chiều rộng vải cần để xếp được một ly” và “khoảng cách giữa các ly” = 310cm / 11 = 28cm. Suy ra chiều rộng của vải để xếp được một ly = 16cm.
Ta tóm tắt lại quy trình tính toán như sau:
Chiều rộng vải còn lại sau khi may mí hai bên là 3.31m – 0.06m = 3.25m.
Khoảng cách giữa các ly rèm = 130cm/11= 12cm.
Chiều rộng vải còn lại sau khi trừ 1 ly đầu tiên = 3.25m – 0.15m = 3.10m.
Tổng chiều dài của “chiều rộng vải cần để xếp được một ly” và “khoảng cách giữa các ly” = 310cm / 11 = 28cm.
Chiều rộng của vải để xếp được một ly = 16cm.
Bây giờ ta dùng thước và phấn thợ may đánh dấu vị trí gập ly rèm trên dải băng màu trắng rộng 10cm. Từ một đầu vải ta đo vào 15cm vạch dấu phấn đầu tiên, 15cm này là ta chừa ly thứ nhất. Từ dấu phấn đầu tiên ta đo vào 12 cm được dấu phấn thứ 2, khoảng vải giữa dấu phấn 1 và 2 là khoảng cách giữa ly thứ nhất và ly thứ 2. Tiếp theo từ dấu phấn thứ 2 ta đo vào 16cm đánh dấu phấn thứ 3, khoảng cách từ dấu phấn thứ 2 và thứ 3 là chiều rộng vải cần để gập được 1 ly, sau này gập ly ta gập ở đoạn vải này. Cứ tiếp tục như thế ta đánh tiếp các dấu phấn còn lại.
Khoảng cách dấu phấn 1 đến 2 = 12cm
Khoảng cách dấu phấn 2 đến 3 = 16cm => Đậy là đoạn xếp ly
Khoảng cách dấu phấn 3 đến 4 = 12cm
Khoảng cách dấu phấn 4 đến 5 = 16cm=> Đậy là đoạn xếp ly
Khoảng cách dấu phấn 5 đến 6 = 12cm, …..
Như vậy ta đã đánh dấu xong và biết được vị trí nào là vị trí gập ly rèm và vị trí nào là khoảng cách giữa các ly rèm. Ta chập dấu phấn số 0 và dấu phấn số 1 lại với nhau và chạy một đường chỉ từ trên đỉnh rèm xuống dưới tầm 15cm. Sau khi may xong đường chỉ đó ta tạo ra một hình ống. Nếu may rèm 2 ly thì ta gập đôi ống ly đó, nếu may 3 ly thì ta gập 3 ống ly đó tùy vào chiều rộng hốc rèm hoặc gu thẩm mỹ của chủ nhân. Sau khi gập đôi, gập ba ống ly ta chạy một đường chỉ phía dưới dải băng màu trắng để khóa ly rèm lại, ta được ly thứ nhất.
Tiếp theo ta chập dấu phấn số 2 và số 3 lại với nhau, làm tương tự trên ta được ly thứ 2. Cứ tiếp tục như thế cho đến hết.
Sau khi may xong ly rèm ta dùng bàn là tiếp tục là rèm lại cho phẳng, ban đầu ta đã là sơ bộ cho dễ may, nhưng trong quá trình may ta không giữ được vải nên cần phải là lại rèm.
Thứ năm là ta móc móc S vào rèm. Móc S được móc vào đường chỉ may của ly, ta móc làm sao cho đầu trên của móc S cách đầu trên của rèm tầm 5mm là đẹp, vì nếu móc cao quá để lộ ra móc S sẽ mất thẩm mỹ, nếu móc thấp quá thì khi treo rèm sẽ đụng vào đầu thanh.
Như vậy remcuasotot.com đã giới thiệu xong cách may rèm vải kiểu xếp ly. Sau khi may xong là đến công đoạn treo rèm lên, các bạn có thể tham khảo cách lắp đặt rèm vải kiểu xếp ly của chúng tôi.

Cách may rèm xếp ly
Nếu các bạn thắc mắc hay gặp vấn đề khó khăn trong việc tự may rèm thì hãy liên hệ với remcuasotot.com. Chúng tôi với đội ngũ thợ may lành nghề lâu năm kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật tư vấn nhiệt tình và đội thợ lắp ráp hoàn hảo hy vọng sẽ phục vụ hài lòng các bạn.